http://hn.eva.vn/suc-khoe/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-gan-nhiem-mo-c131a110003.html
Thứ Bảy, ngày 08/09/2012 10:45 AM (GMT+7)
Dưới đây là một số nguyên nhân và cách nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ (GNM)
là khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Gan
nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường,
tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu… Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở
bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá
thừa năng lượng. gan nhiễm mỡ ở hầu hết các trường hợp chỉ là một triệu
chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Tuy nhiên, 20% gan nhiễm mỡ
có thể diễn tiến đến xơ gan.
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ như suy dinh dưỡng, điều trị giảm cân, sử dụng một số loại thuốc amiodarone, methotrexate, diltiazem, tetracycline, thuốc kháng virut, glucocorticoids, tamoxifen…; Các bệnh đường ruột, nhiễm HIV, viêm gan C. gan nhiễm mỡ được coi là một căn bệnh xảy ra trên toàn thế giới và gặp ở đa số những người uống quá nhiều rượu và những người béo phì.
Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ
Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ bởi vì các xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc gan to hoặc siêu âm gan khi khám sức khỏe định kỳ.
Qua kết quả sinh thiết gan cho thấy có 3 loại gan nhiễm mỡ:
Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không kèm theo tình trạng viêm gan.
Viêm gan thoái hóa mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bị xơ và tiền sử uống rượu nhiều.
Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại trên, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
Việc điều trị gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân của nó và nói chung, điều trị gan nhiễm mỡ sẽ phục hồi nếu được thực hiện ở giai đoạn sớm.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong điều trị
Ngoài việc dùng một số thuốc bảo vệ gan thì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ đóng một vai trò quan trọng đặc biệt giúp phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ.
Trong dinh dưỡng điều trị, việc đầu tiên người bệnh cần phải thực hiện là:
Kiểm soát lượng carbohydrate (đường bột) ăn vào hàng ngày: nên tránh các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường tinh chế, các loại bột ngũ cốc tinh chế. Sự lựa chọn tốt hơn là các loại ngũ cốc giàu chất xơ, các loại đậu, rau quả các loại.
Kiểm soát lượng chất béo ăn vào hàng ngày: loại bỏ hoàn toàn chất béo bão hòa (các loại mỡ động vật, trừ mỡ cá biển), sử dụng chất béo không bão hòa là các loại dầu thực vật như dầu ôliu, đậu lạc, dầu hướng dương…
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ như suy dinh dưỡng, điều trị giảm cân, sử dụng một số loại thuốc amiodarone, methotrexate, diltiazem, tetracycline, thuốc kháng virut, glucocorticoids, tamoxifen…; Các bệnh đường ruột, nhiễm HIV, viêm gan C. gan nhiễm mỡ được coi là một căn bệnh xảy ra trên toàn thế giới và gặp ở đa số những người uống quá nhiều rượu và những người béo phì.
Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ
Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ bởi vì các xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc gan to hoặc siêu âm gan khi khám sức khỏe định kỳ.
Qua kết quả sinh thiết gan cho thấy có 3 loại gan nhiễm mỡ:
Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không kèm theo tình trạng viêm gan.
Viêm gan thoái hóa mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bị xơ và tiền sử uống rượu nhiều.
Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại trên, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
Việc điều trị gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân của nó và nói chung, điều trị gan nhiễm mỡ sẽ phục hồi nếu được thực hiện ở giai đoạn sớm.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong điều trị
Ngoài việc dùng một số thuốc bảo vệ gan thì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ đóng một vai trò quan trọng đặc biệt giúp phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ.
Trong dinh dưỡng điều trị, việc đầu tiên người bệnh cần phải thực hiện là:
Kiểm soát lượng carbohydrate (đường bột) ăn vào hàng ngày: nên tránh các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường tinh chế, các loại bột ngũ cốc tinh chế. Sự lựa chọn tốt hơn là các loại ngũ cốc giàu chất xơ, các loại đậu, rau quả các loại.
Kiểm soát lượng chất béo ăn vào hàng ngày: loại bỏ hoàn toàn chất béo bão hòa (các loại mỡ động vật, trừ mỡ cá biển), sử dụng chất béo không bão hòa là các loại dầu thực vật như dầu ôliu, đậu lạc, dầu hướng dương…
Các loại trái cây và rau củ với nhiều màu sắc phong phú tốt cho người bị gan nhiễm mỡ (ảnh minh họa).
Sử dụng các chất chống ôxy hóa để đóng
góp cho sức khỏe của tế bào gan: đó là các loại trái cây và rau củ với
nhiều màu sắc phong phú.
Mỗi một người trưởng thành bị gan nhiễm mỡ kèm theo thừa cân béo phì thì mức tiêu thụ năng lượng trong một ngày chỉ nên từ 1.300 - 1.400 Kcal.
Cụ thể: lượng thịt, cá hàng ngày khoảng 150 - 200gr; lượng tinh bột: 300gr; dầu thực vật: 20 - 30gr.
Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
Ngoài ra, nên kết hợp với tập thể dục đều đặn vừa sức tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập ít nhất 5 ngày trong tuần.
Làm sao để phòng ngừa gan nhiễm mỡ?
Để tránh bị gan nhiễm mỡ, trước tiên, chúng ta cần có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất; Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng (nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân); Hạn chế tối đa rượu bia; Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan; Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).
Tóm lại: bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng trước khi bắt đầu bất kỳ loại chế độ ăn uống mới hoặc chương trình tập luyện. Chú ý năng lượng cá nhân và chế độ ăn uống phụ thuộc vào tuổi tác, chiều cao, cân nặng hiện tại, mức độ hoạt động, giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ và sự hiện diện của các điều kiện sức khỏe khác như mắc các bệnh khác như: tiểu đường, cholesterol cao...
Mỗi một người trưởng thành bị gan nhiễm mỡ kèm theo thừa cân béo phì thì mức tiêu thụ năng lượng trong một ngày chỉ nên từ 1.300 - 1.400 Kcal.
Cụ thể: lượng thịt, cá hàng ngày khoảng 150 - 200gr; lượng tinh bột: 300gr; dầu thực vật: 20 - 30gr.
Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
Ngoài ra, nên kết hợp với tập thể dục đều đặn vừa sức tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập ít nhất 5 ngày trong tuần.
Làm sao để phòng ngừa gan nhiễm mỡ?
Để tránh bị gan nhiễm mỡ, trước tiên, chúng ta cần có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất; Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng (nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân); Hạn chế tối đa rượu bia; Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan; Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).
Tóm lại: bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng trước khi bắt đầu bất kỳ loại chế độ ăn uống mới hoặc chương trình tập luyện. Chú ý năng lượng cá nhân và chế độ ăn uống phụ thuộc vào tuổi tác, chiều cao, cân nặng hiện tại, mức độ hoạt động, giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ và sự hiện diện của các điều kiện sức khỏe khác như mắc các bệnh khác như: tiểu đường, cholesterol cao...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn thịt nạc. Ăn thêm các loại cá và hải sản nhưng tôm và cua biển cũng không nên ăn quá 1 lần/tuần. Với món trứng cũng chỉ nên ăn 2 quả/tuần. Nên hạn chế chất ngọt và chất béo vì các chất này khi thừa sẽ chuyển đổi thành mỡ dự trữ. Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào mà thay bằng những món nướng, luộc. Cần tránh các loại thức ăn chế biến từ gan, óc, cật, bộ đồ lòng gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phô-mai; không nên ăn da các loại thịt heo, vịt, gà... Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt, bánh mỳ lạt và bánh quy lạt. Các loại thức ăn không chứa năng lượng như tảo, rong biển, nấm cũng rất tốt với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. |
Theo BS. Lê Quang Hào (Sức khỏe và đời sống)
hiện nay bệnh da liễu xuất hiện ngày một điển hình ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu có phần oi bức tại TPHCM phòng khám da liễu ở Buôn Ma Thuột lại là một trong những yếu tố khá dễ làm cho chúng ta dễ bị một số vấn đề về da.Chính bởi thế lúc nhận ra những dấu hiệu không bình thường thì bản thân người bệnh nên đến ngay một số phòng khám chuyên khoa chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ bệnh nấm móng và cách điều trị chẩn đoán và đưa ra cách điều trị da liễu thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho làn da của mình.
ReplyDelete